Biến loạn Biến_loạn_Fujiwara_no_Hirotsugu

Trong một văn thư gửi đến Thiên hoàng vào tháng 7 năm 740, [d 2] Hirotsugu tuyên bố rằng ông sẽ khiến Kibi no Makibi và linh mục Genbō phải chịu trách nhiệm về tham nhũng và sự bất mãn chung tại kinh đô. Ông chỉ ra "những thất bại của chính sách gần đây, mô tả những thảm họa đằng sau đó" và yêu cầu Thiên hoàng phải thải loại họ.[1] Bốn ngày sau khi triều đình nhận được văn thư của ông ta, [d 3] ông ta tuyên bố sẽ phát động cuộc biến loạn, không giống như những gì mà Iwai đã làm khoảng 200 năm trước,[1][20][23] vào thời điểm người dân ở Kyushu đang trải qua thời kỳ khó khăn sau dịch bệnh đậu mùa, nhiều năm hạn hán và mùa màng xấu. Chính phủ đã ứng phó với tình huống này bằng một dự án xây dựng đền thờ quy mô lớn nhằm mục đích làm nguôi giận các vị thần. Tuy nhiên,một gia đình nông dân không thể có thêm sưu dịch vì việc xây dựng đền thờ. Như vậy, Hirotsugu đã được ủng hộ bởi những người nông dân bất mãn, lãnh đạo quận địa phương và các thành viên của dân tộc Hayato ở miền nam Kyushu; ông cũng cố gắng đảm bảo sự hỗ trợ từ vương quốc Tân La. Tận dụng vị trí chính thức của mình tại Dazaifu, Hirotsugu sớm tập hợp một đội quân khoảng từ 10.000 đến 15.000 người [nb 4].[4][22]

Bản đồ cho thấy các sự kiện lớn của cuộc nổi loạn

Với lực lượng tập trung ở các tiêu điểm quan trọng của Dazaifu và Hirotsugu ở kinh đô, tình huống này đã gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho chính quyền trung ương.[28] Thiên hoàng Shōmu đã lo lắng về sự can thiệp của Tân La, đã giao Ono no Azumabito làm tướng quân trong một đội quân đàn áp gồm 17.000 người từ miền đông và miền tây Nhật Bản, ngoại trừ Kyushu, quân đội hoàng gia lớn nhất vào thế kỷ thứ 8.[6][7] Những lính quân dịch đã được phái đi một năm trước vì dịch bệnh, phải mất một tháng sau họ mới có thể quay lại được.[22] Vào ngày 29 tháng 9 [d 4] chính phủ cử một đội quân trinh sát gồm 24 người Hayato bản địa.[1] Các lực lượng ở hai bên bao gồm cả bộ binhkỵ binh và nằm dưới sự chỉ huy của các quan chức địa phương. Theo William Wayne Farris, vào thế kỷ thứ 8 của Nhật Bản, những kỵ sĩ đóng vai trò quyết định đối với sức mạnh của một đội quân. Trước bất kỳ trận chiến nào, trong cuộc xung đột này, một phần lớn quân đội triều đình sẽ được tuyển mộ từ phía tây Honshu, nơi có nhiều cung thủ giỏi, mang lại cho họ một lợi thế quyết định so với Hirotsugu, người bị giới hạn ở Kyushu. Sau đó trong cuộc xung đột, một số kỵ sỹ của Hirotsugu sẽ đào thoát, làm tăng thêm lợi thế này.[1]

Để đảm bảo sự hỗ trợ, Azumabito đã được lệnh cầu nguyện tới vị thần chiến tranh Hachiman,.[24] Đây là một trong những cuộc khủng hoảng đầu tiên mà mọi người dùng đến Hachiman như một kami quyền lực.[10] Một sứ giả đã được gửi đến để làm lễ cúng tại Thần cung Ise và Thiên hoàng Shōmu đã ra lệnh đúc các bức tượng Quan âm,sau đã được sao chép và đưa đến tất cả các tỉnh.[23][28]

Để bao vây lực lượng triều đình, Hirotsugu chia quân đội của mình thành ba đơn vị; một đơn vị dưới sự chỉ huy của ông ta và còn lại là dưới sự chỉ huy của cấp dưới ông ta, Tsunade và Komaro. Họ cùng nhau tiến dọc theo các tuyến đường khác nhau đến phía bắc Kyushu, nơi eo biển Kanmon tách Kyushu khỏi đảo chính của Nhật Bản, Honshu. Trên đường đi, vào ngày 19 tháng 10, [d 5] Hirotsugu dừng lại tại quận Oka để "dựng trại, dựng nỏ, tăng tín hiệu và binh lính từ tỉnh [của Chikuzen ]".[6] Cuối cùng, ông đã đến pháo đài (chinsho) ở quận Miyako, tỉnh Buzen gần tuyến đường xâm lược dự kiến.[1] Nhưng kế hoạch tấn công có tổ chức của Hirotsugu đã bị thất bại khi một đội quân gồm vài nghìn người đã không xuất quân và một đơn vị khác đã bị trễ. Quân đội triều đình đã tiến công vào Kyushu, bắt giữ người và vũ khí từ ba trại tại Tomi, Itabitsu và Miyako ở tỉnh Buzen.[d 6][29] Trước đó, quân đội của triều đìhh đã tăng nhân sự vào ngày 16 tháng 10 [d 7] với hơn 4.000 người trong đó có 40 lính jōhei dưới quyền thẩm phán của quận Toyoura, tỉnh Nagato.[1] Vào ngày 20 tháng 10, [d 8] một số đồng minh của Hirotsugu đã đầu hàng và đổi phe: bốn quan chức quận đã đào thoát cùng với 500 kỵ sĩ và một công dân từ tỉnh Buzen đã giết chết một phiến quân. Sau đó, một quan chức từ một quận Buzen trở lại với nhiều đầu từ xác chết các phiến quân từ trận chiến.[1] Vào ngày 24 tháng 10, [d 9] một sắc lệnh đã được ban hành trong dân chúng và các quan chức của Kyushu, cố gắng hạ nhục Hirotsugu và hứa hẹn sẽ ban thưởng hậu hĩnh cho bất kỳ ai giết Hirotsugu. [nb 5]

Vào ngày 2 tháng 11, [d 10] đội quân còn lại của Hirotsugu, được cho là bao gồm 10.000 kỵ binh, đã gặp các lực lượng triều đình tại sông Itabitsu. Chiến đấu thất bại, quân đội của Hirotsugu đã bị đánh bại và tan rã.[1] Cố gắng đến Tân La bằng thuyền, Hirotsugu đã gặp một cơn bão, bị lực lượng triều đình bắt giữ dưới thời Abe no Kuromaro (倍) vào ngày 16 tháng 11 tại Chikanoshima thuộc quần đảo Gotō, tỉnh Hizen.[d 11][24][30][30] Một tuần sau, vào ngày 24 tháng 11, một vị tướng đã chặt đầu ông ta mà không cần có sự cho phép của Triều đình.[3][18][20]